Tra Từ Điển Đạo Phật

Tìm kiếm theo chữ cái

Khẩu hành

là những hành động nơi miệng, sự hoạt động của miệng. Sự hoạt động của miệng có hai phần: Ăn và Nói. Miệng nói ra những điều thiện; thường nói ra những lời nói ôn tồn, êm ái và nhẹ nhàng, không nói lời hung dữ, không nói dối, không nói thêu dệt, không nói xấu người khác, không nói lật lọng, v.

... Miệng phải ăn uống điều độ, không nên ăn uống phi thời; miệng không nên uống rượu, hút thuốc lá, thuốc lào, thuốc phiện, v.v… vì những chất ấy sẽ làm khổ các bạn. Khi nhập Nhị Thiền thì miệng không còn ăn và nói chuyện.

Nếu còn ăn và nói chuyện là không nhập Nhị Thiền. Cho nên: “Tầm, tứ là khẩu hành” là để chúng ta biết rõ khi nhập Nhị Thiền là không nói chuyện, không ăn uống được, có nghĩa là miệng không còn hoạt động.

Do từ chỗ Tầm tứ diệt là khẩu hành diệt ta suy ra và biết ngay tầm tứ diệt là sáu thức diệt, có nghĩa là khi nhập Nhị Thiền thì người nhập định không phải giống như cây đá vô tri, vô giác, không phải giống như thây ma người chết.

Tịnh chỉ khẩu hành nói thì dễ mà tu tập thì không phải dễ. Tịnh chỉ khẩu hành là cả một quá trình tu tập của Phật giáo, đòi hỏi người tu sĩ phải sống đúng giới luật không được vi phạm một lỗi nhỏ nhặt nào cả.

không phải nói ly dục là tâm ta ly dục được liền.

Gợi ý